Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine – cập nhật đến ngày thứ 12

Chien dich quan su cua Nga tai Ukraine

Chiến dịch quân sự của Nga phát động tại lãnh thổ Ukraine đã bước sang ngày thứ 12, sau đây là một số diễn biến cập nhật khách quan và bình luận đi kèm. Do thông tin về diễn biến mà các bên cung cấp là quá khác nhau, bài viết này chỉ cung cấp tình hình bên lề, ảnh hưởng đến cuộc chiến này.

  • Ukraine áp dụng chính sách xiết xuất khẩu một số mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu như bột mì, ngô, dầu ăn hướng dương, lúa mạch đen, yến mạch, hạt kê, kiều mạch, muối, đường, thịt và vật nuôi…

    Trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Nga tiến hành chưa biết ngày nào thôi thì đây là một quyết định dễ hiểu của chính quyền Kiev. Tuy nhiên nếu việc tạm dừng xuất khẩu nông sản kéo dài thì sẽ là một mối lo cho châu Âu vì Ukraine vốn là một nguồn cung cấp nông sản chính cho châu Âu.

  • Thành viên đoàn đàm phán của Ukraine David Arakhamia cho biết Kiev để ngỏ khả năng đàm phán về “các mô hình phi NATO” cho tương lai của đất nước cho dù vẫn giữ quan điểm “không nhượng bộ” trong vấn đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

    Đây có thể coi là một trong những vấn đề cốt lõi trong đàm phán để vừa giữ được thể diện cho ông anh Moscow vừa đảm bảo được lợi ích của Kiev trong vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia.

  • Liên hợp quốc , công bố ngày 6/3, số người sơ tán khỏi Ukraine là hơn 1,5 triệu người và dự kiến có thể lên tới con số 4 triệu, con số cao nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2.

    Nhìn chung, EU thể hiện sự sẵn sàng hơn trong tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine vì dù gì cũng là dân da trắng với nhau cả (trong khi vấn đề này luôn là chủ đề tranh cãi của giới chức EU bao lâu nay). Tuy nhiên con số 4 triệu là không nhỏ và dự là … còn cãi nhau chán.

  • Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) dừng các vụ phóng tên lửa Soyuz từ sân bay vũ trụ Kourou ở Guiana, một tỉnh hải ngoại thuộc Pháp khiến kế hoạch phóng 2 vệ tinh Galileo, được coi là GPS của châu Âu, dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 tới chắc chắn sẽ bị hoãn lại do được phóng bằng tên lửa Soyuz của Nga.

    Có thể thấy Nga và châu Âu còn đan xen lợi ích với nhau rất nhiều nên về lâu dài, việc chơi khô máu chỉ làm tổn hại nặng nề cho cả hai bên mà thôi…  Châu Âu thực chất vẫn đang cố gắng để dùng biện pháp hoà bình, ngoại giao bởi đẩy Nga đến chân tường chưa bao giờ là lựa chọn thông minh.

    Còn tiếp tục cập nhật…