Tư duy bình đẳng giới: Nghịch lý các nước phát triển

Tạp chí Science Advances công bố nghiên cứu về tư duy bình đẳng giới ngày 09/3 vừa qua. Theo đó, trẻ em nữ thường bị đánh giá là kém tài năng hơn so với trẻ nam nếu việc học tập đạt kếu quả không cao. Vấn nạn này hiện hữu ở gần như trên toàn thế giới, song điều đáng chú ý là tại những nước vốn tự cho là bình đẳng giới cao hơn như Mỹ, các nước phương Tây lại là những nước phân biệt giới tính ở mức nặng nề hơn so với số còn lại.

Cuộc khảo sát do Science Advances thực hiện với sự tham gia của nửa triệu học sinh, lấy dữ liệu trong các năm từ 2018 đến 2021 để đánh giá về nhóm học sinh có độ tuổi từ 15 với câu hỏi “Khi thất bại, bạn có nghĩ rằng mình không đủ tài năng hay không”. Kết quả cho thấy phần lớn học sinh nữ đều cho mình bị kém tài năng hơn (so với các học sinh nam), trong khi học sinh nam thì cho rằng nguyên nhân thất bại là do các yếu tố bên ngoài.

Trái ngược với những gì chúng ta có thể mong đợi, nghịch lý về tư duy bình đẳng giới lại thể hiện rõ rệt ở các quốc gia giàu có. Tại các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có tới 61% nữ sinh đồng ý với nhận định trên, trong khi tỷ lệ này ở các nam sinh là 47% – chênh lệch 14%. Tại các nước ngoài OECD, kết quả khảo sát cũng tương tự, nhưng chênh lệch chỉ là 8%.

Tư duy bình đẳng giới phản ánh thực trạng xã hội các nước phát triển như Mỹ, phương Tây không mấy khá khẩm hơn tại những nước mà họ thường lên giọng chỉ trích.